Mũi khoan là một trong những dụng cụ cơ khí được sử dụng với mục đích khoét lỗ trên bề mặt. Chúng rất phổ biến, được sử dụng cho nhiều công việc khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về các loại mũi khoan cũng như cách sử dụng. 

Mũi khoan có những loại nào? Cách phân biệt các loại mũi khoan
Hiện nay, mũi khoan được chia ra thành nhiều loại dựa trên chất liệu mũi khoan, vật liệu cần khoan. Trong đó phổ biến nhất là mũi khoan gỗ, mũi khoan bê tông khoan tường, mũi khoan kim loại. Trong các loại mũi khoan lại được chia nhỏ ra thành các chủng loại khác nhau nữa.

Cách phân biệt các loại mũi khoan thì chúng tôi đã nói chi tiết trong từng danh mục dành riêng cho từng loại, bạn bấm vào mục tương ứng dưới đây để tìm hiểu nhé:

Mũi khoan bê tông
Mũi khoan kim loại
Mũi khoan gỗ

Hướng dẫn cách chọn mũi khoan
Có rất nhiều loại mũi khoan khác, tùy vào nhu cầu cũng như vật cần khoan mà nên cân nhắc sử dụng loại nào. Dưới đây là cách lựa chọn mũi khoan mà bạn nên tham khảo:
Chọn theo kích thước
Thông số kỹ thuật hay còn gọi là quy cách của mũi khoan là yếu tố quan trọng được ưu tiên hàng đầu cần phải quan tâm khi lựa chọn mũi khoan, khi bạn muốn mua mũi khoan sẽ phải biết rõ những thông tin dưới đây thì mới chọn cho mình được 1 mũi khoan phù hợp được:

Đường kính mũi
Đường kính chuôi: biết được thông số này sẽ giúp bạn xác định xem mũi khoan có thích hợp với đầu kẹp của máy của mình không
Chiều dài lưỡi
Chiều dài tổng
Kiểu chuôi: thường thì sẽ có 2 loại chính đó là chuôi tròn hoặc chuôi lục giác

Chọn mũi khoan theo chất liệu khoan
Mũi khoan thường được cấu tạo từ 2 thành phần chính là thép bên trong và lớp phủ bên ngoài. Phần thép bên trong chủ yếu được làm từ thép gió HSS-R, HSS – G, HSSE-Co5, HSSE-Co8, Tungsten Carbide… Còn lớp phủ bên ngoài có thể Titanium, Carbon Nitride, Titan Nitride, Tecrona… Theo từng mục đích sử dụng mà chọn lựa mũi khoan phù hợp.

Mũi khoan phủ Carbon Nitride sẽ làm tăng độ cứng cho vật liệu khi hoạt động ở cường độ cao. Đảm bảo độ dẻo và ma sát thấp để khoan các loại thép có độ cứng cao.
Mũi khoan phủ nhôm Titan Nitride chống oxi hóa tốt, giảm nhiệt. Thường được dùng để khoan các vật liệu cứng không cần làm mát.
Mũi khoan phủ Tecrona là lớp phủ cao cấp nhất giúp tăng tuổi thọ, dùng để làm việc với cường độ cao.

Mũi khoan kim loại, bề mặt phủ Titanium Chọn mũi khoan theo vật cần khoan
Nếu bạn khoan kim loại thì không thể sử dụng mũi khoan gỗ hay mũi khoan bê tông được và ngược lại. Vì mỗi loại mũi khoan được thiết kế với đặc điểm phù hợp với vật cần khoan riêng biệt.

Mũi khoan gỗ có 4 loại là: xoắn ốc, đầu đinh, rút lõi gỗ, mũi khoan đuôi cá, mũi khoét lỗ. Tùy thuộc vào mục đích khoan mà sử dụng mũi khoan khác nhau. Mũi khoan đầu đinh thích hợp cho mọi loại gỗ. Mũi khoan gỗ xoắn ốc chuyên dùng để khoan các vật liệu gỗ cần độ sâu và nhanh. Mũi khoan gỗ đuôi cá hay còn gọi là mái chèo tạo thành hình lỗ khoan rộng, công dụng của nó cũng giống như các mũi khoét lỗ gỗ hiện nay. Còn mũi khoan rút lõi gỗ dùng khi muốn rút chốt gỗ sau khi tạp ra một lỗ tròn trên gỗ.

Tương tự như vậy, mũi khoan kim loại, mũi khoan bê thông, mũi khoan tường được chia theo chất liệu và cấu tạo cũng rất đa dạng, có thể đáp ứng nhiều nhu cầu sử dụng (bạn có thể tham khảo các loại mũi khoan ở phần trên).

Hầu hết các loại mũi khoan kim loại hiện nay đều được sản xuất theo tiêu chuẩn DIN 338, nếu bạn muốn tìm hiểu tiêu chuẩn này là gì thì có thể gõ trên google để tìm kiếm thông tin về nó.
Những lưu ý khi sử dụng mũi khoan
Để đảm bảo hiệu quả, bạn nên ghi nhớ những lưu ý sau khi sử dụng mũi khoan nhé:

Lắp mũi khoan đúng cách

Đầu tiên, hãy lắp mũi khoan chính xác. Khi lắp mũi khoan, bạn nên lắp thật chặt và chắc để mũi khoan không bị gãy, vỡ trong quá trình khoan. Lắp mũi khoan đúng cách sẽ giúp bạn có những lỗ khoan đẹp.

Sử dụng đúng chế độ của máy khi khoan

Các chế độ được tích hợp trên mỗi loại máy khoan đều có chức năng nhất định. Chính vì vậy bạn cần đặc biệt chú ý đến chế độ khoan để có thể tận dụng tối đa khả năng của máy cũng như đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Làm mát máy khi khoan

Với những chất liệu có độ cứng cao hoặc khoan trong thời gian dài thì bạn cần làm mát máy để kéo dài tuổi thọ cho mũi khoan và máy khoan. Trong trường hợp máy khoan của bạn không có chế độ tự làm mát thì bạn có thể sử dụng thiết bị làm mát cho máy.

Cố định vật cần khoan và lấy hết lõi thép khi khoan nhiều lỗ

Để đảm bảo an toàn cho bạn cũng như để có mũi khoan đẹp thì bạn nên cố định vật cần khoan thật chắc chắn. Trong trường hợp nếu khoan nhiều tấm thép cùng 1 lúc thì bạn cần đảm bảo lấy hết lõi thép ra rồi mới khoan tiếp.

Dùng lực đều trong suốt quá trình

Khi khoan bạn cần dùng lực đều tay, không quá nhanh cũng không quá chậm. Bởi nếu ấn quá mạnh sẽ khiến máy dễ bị nóng. Ngoài ra, khi khoan thì bên khoan từ từ. Sau đó nhanh dần. Nếu máy khoan có nút khóa tốc độ bạn có thể tận dụng nó để đảm bảo chất lượng khoan và độ bền cho máy.

Bảo trì đúng cách

Đối với các loại máy cầm tay có chổi than, cần kiểm tra chổi than theo định kỳ. Trước khi sử dụng nên kiểm tra hệ thống dây dẫn, phích cắm xem có bị hở không để đảm bảo an toàn. Nếu khoan lâu bạn nên dùng nước làm mát mũi khoan để tăng tuổi thọ. Mũi khoan sau khi dùng nên được vệ sinh sạch sẽ để phục vụ cho những lần khoan tiếp theo

Hiển thị 1–45 của 65 kết quả