Máy khoan, phay là một thiết bị quan trọng nhất trong ngành cơ khí. Nó là một trong những nhóm ngành có mặt từ lâu đời. Máy công cụ phục vụ cho ngành công nghiệp nói chung và cơ khí nói riêng thì rất đa dạng, như là máy tiện, phay, bào, khoan, CNC,. Biết máy, biết cách sử dụng là thế, nhưng khi kêu các bạn đi “shopping” máy (mua máy) thì bạn đã biết cách lựa chọn sao cho hiệu quả đầu tư và hữu dụng. Hãy cùng Titan tìm hiểu về cách chọn mua máy phay đứng đúng chuẩn nhé!
Đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu sơ bộ về cấu tạo cũng như phân loại để các bạn dễ hình dung trong việc lựa chọn máy.
Phân loại máy phay
Trên máy phay người ta có thể hoàn thành nhiều công việc khác nhau như: Gia công mặt phẳng, mặt định hình (cam, khuôn dập, mẫu ép), lỗ, rãnh, cắt ren ngoài và trong, cắt bánh răng, phay rãnh then. Thiết bị gá lắp thêm để có thể gia công chính xác, gia công bánh răng bằng phương pháp lăn răng. Dựa vào cấu tạo và mục đích sử dụng, máy phay được chia thành nhiều loại để phù hợp với nhu cầu sử dụng như:
- Máy phay đứng: có trục chính vuông góc với bàn máy
- Máy phay ngang: trục chính song song với bàn máy
- Máy phay vạn năng, máy phay CNC, máy phay giường
Máy phay đứng cỡ lớn F050 và F060 của Fervi
Cấu tạo Máy Phay Đứng
Máy phay đứng gồm các bộ phận chính như: đế máy, thân máy, bệ consol bàn máy, đầu máy, hộp truyền động. Kích thước và chức năng của các bộ phận rất đa dạng.
Các thông số cơ bản và quan trọng cần quan tâm khi mua máy công cụ
Đường kính khoan lỗ lớn nhất (với lỗ khoan mồi)
- Khoan là phương pháp gia công lỗ. Ngoài chức năng chính là phay, thì máy phay còn có thể dùng để khoan lỗ như một máy khoan thực thụ. Máy phay có bàn máy với đa dạng dụng cụ gá đặt và chắc chắn, cộng với động cơ khỏe hơn nên máy phay có thể khan lỗ ở những vị trí khó, lỗ khoan to hơn và chính xác hơn máy khoan thường.
- Thường khả năng khoan lỗ phụ thuộc vào công suất máy, nên sẽ không có chuẩn riêng. Tuy nhiên, máy phay thông thường sẽ khoan được lỗ dao động từ Ø13-60 mm.
Đường kính phay mặt tối đa
- Phay mặt là hoạt động gia công phay để tạo ra các bề mặt phẳng. Các mặt phẳng gia công được trên máy phay là các mặt phẳng nằm ngang, mặt phẳng thẳng đứng và mặt phẳng nghiêng.
- Khả năng phay mặt ảnh hưởng khá nhiều đến năng suất của quá trình gia công. Độ phẳng là tiêu chí ưu tiên hàng đầu, ví dụ như gia công khuôn, các chi tiết cần phay thô tinh nhiều mặt, gia công hàng loạt số lượng lớn. Nếu thường xuyên phay mặt chi tiết rộng (phay phá thô, phay tinh.) thì nên chọn máy có khả năng phay mặt với đường kính phay lớn để tối ưu năng suất cùng các thiết bị như dao cụ..hoặc ngược lại nếu chuyên gia công rãnh trục hoặc phay bậc thì chỉ cần chọn máy có đường kính phay mặt vừa phải.
- Hiện nay trên thị trường, đa số các máy đều có khả năng phay mặt được mở rộng với phụ kiện hỗ trợ, các dòng máy đứng thường có đường kính phay từ Ø50-100mm.
Lỗ côn trục chính
- Lỗ côn trục chính tức là phần lỗ để gắn dụng cụ cắt và phụ kiện như đuôi côn, áo côn, mũi cắt đuôi côn,. lỗ côn này được quy ước theo tiêu chuẩn của toàn thế giới. Tùy vào công suất, kiểu truyền động. mỗi máy có mỗi kiểu côn khác nhau, máy có công suất càng lớn thì lỗ côn cũng lớn theo, bởi vì đây là vị trí chịu lực khi cắt. Nên ghi chú lại kiểu côn để mua phụ kiện hoặc thay thế khi hư hỏng (bị mài mòn trong quá trình sử dụng).
- Các kiểu côn thông dụng của trục máy phay: ISO40, MT4, MT3, MT2. Cần tra đúng loại côn trước khi lắp dao cụ hoặc phụ kiện vào lỗ côn máy, tránh trường hợp lắp vào mà không lấy ra được, gây trầy sướt, mòn bề mặt côn trục chính (trục chính rất rất đắt tiền nên cần thận trọng trong việc lắp dao cụ và phụ kiện theo đúng kiểu côn)
Công suất động cơ
- Động cơ như là trái tim của hệ thống máy. Động cơ khỏe, công suất lớn đồng nghĩa với năng suất và hiệu quả sẽ cao, giúp tối ưu khả năng gia công. Công suất và số vòng quay tối đa của trục chính càng lớn thì càng tốt cho việc gia công tinh sản phẩm. Với động cơ công suất mạnh, có thể điều chỉnh dao ăn sâu hơn, đi dao nhanh hơn, phay phá thô và phay tinh sẽ rất mượt mà.
- Bạn nên chọn công suất phù hợp với những chi tiết đang gia công. Các loại động cơ thường lắp cho máy phay như: 1F 230V, 3F 400V.với công suất dao động trong khoảng 550-2250W.
- Ở VN, đa số mua máy công suất vừa và nhỏ, nhưng “tham” dùng dao to, cắt sâu, ăn nhanh. Việc này gây rung động mạnh, khả năng hư bạc đạn trục, hư dao và sẽ bị quá tải động cơ. Máy phay xuống cấp nhanh, chất lượng sản phẩm cũng giảm vì vậy nên chọn công suất phù hợp.
Kích thước bàn máy
- Bàn máy là nơi để gá chi tiết cần gia công và thực hiện chuyển động dịch chuyển tương đối với dụng cụ để gia công. Bàn máy càng lớn thì không gian làm việc càng lớn, gá được phôi càng lớn và đa dạng kiểu đồ gá. Bàn máy ảnh hưởng nhiều đến chất lượng và năng suất gia công nên cần chú ý khi mua.
- Bàn máy có 2 thông số bạn cần quan tâm, đó là kích thước bàn máy và kích thước rãnh chữ T. Kích thước bàn máy tương đối đa dạng, từ 430×110 mm đến 1246×230 mm. Rãnh chữ T thường là 10mm, 12mm, 14mm, 16mm. bạn nên chú ý rãnh T để mua đồ gá kẹp cho phù hợp.
Bàn máy bằng tay quay
Hành trình trục chính
- Trục chính là nơi gắn dụng cụ và là đơn vị thực hiện chuyển động cắt chính (chuyển động quay dao). Trục chính được kết nối với tay quay thông qua cơ cấu bánh răng thanh răng. Hành trình trục chính quyết định chiều sâu tối đa dao có thể đi xuống. Một số máy phay có chế độ ăn xuống tự động, do đó cần chú ý để gia công đủ chiều sâu, tránh trường hợp phải đảo mặt lại sẽ làm sai lệch kích thước, vị trí.
- Một số hành trình trục chính của máy thông dụng trên thị trường bạn có thể tham khảo: 50, 70, 100, 120, 130 mm
Lưu ý khi mua máy phay đứng
Ngoài các thông số đã nêu ở trên, máy phay được trang bị thêm nhiều tính năng quan trọng, giúp nâng cao năng suất lên rất nhiều mà các bạn cần quan tâm khi mua, đương nhiên giá thành sẽ cao hơn như:
- Kiểu máy được trang bị đầu đo quang học 3 trục cùng với màn hình hiển thị vị trí 3 trục. Giúp xác định chính xác vị trí vận hành, giảm thiểu sai số gia công. Bạn có thể mua đầu đọc quang học và màn hình để cài đặt thêm nếu muốn.
- Máy phay có bàn máy trang bị động cơ 3 trục X-Y-Z, có thể ăn dao tự động 3 trục, tiết kiệm thời gian vận hành, bề mặt sản phẩm đều và đẹp hơn chạy bằng tay, giảm thao tác thủ công và an toàn khi làm việc thời gian dài.
- Máy phay đứng kiểu có thêm trục chính ngang để phay ngang. Tiện lợi trong việc phay bề mặt ngang rộng, phay rãnh then, phay lăn răng,..
- Kiểu máy phay đứng vạn năng đầu máy có thể xoay để phay nhiều vị trí khác nhau, giúp tối ưu khả năng gia công.
- Kiểu máy phay với động cơ được điều khiển bằng Biến Tần (Inverter), cho khả năng điều chỉnh vô cấp tốc độ động cơ, tức là thông qua việc điều chỉnh tần số có thể điều chỉnh tốc độ động cơ thay đổi theo ý muốn trong một dải rộng. Rất nhiều lợi ích có thể kể như: vận hành êm ái, ăn dao tự động không có hiện tượng bị trả về, điều khiển tốc độ cực chính xác, giúp nâng cao độ bền kết cấu cơ khí, tiết kiệm năng lượng, tăng tuổi thọ máy.
- Xuất xứ máy từ Đài Loan, Nhật, Thụy Sĩ, Ý. Đây cũng là điều cần lưu ý khi chọn mua Máy Phay. Các bạn nên tìm hiểu rõ nguồn gốc trước khi mua để tránh tiền mất tật mang. Máy móc từ Châu Âu rất chất lượng, bởi hệ thống tiêu chuẩn khắt khe nhất trên từng quy trình sản xuất. Để sản xuất ra 1 đơn vị máy thì phải đáp ứng rất nhiều tiêu chuẩn của Hội Đồng Châu Âu nên chất lượng luôn đi đầu. Chưa kể với sự thông dụng trên thị trường thì phụ kiện Châu Âu luôn có sẵn để dùng và thay thế khi hư hỏng, cực kì tiện lợi.
Phụ kiện kèm theo máy phay
Thông thường, khi mua máy công cụ mới, nhà sản xuất sẽ có sẵn danh sách phụ kiện kèm theo máy. Phụ kiện kèm theo mỗi máy là KHÁC NHAU. Nếu bạn mua máy của Ý (Châu Âu) thì tùy máy sẽ đi kèm theo: Bình nhớt bôi trơn các trục vít me, đèn LED làm việc, bảng hiển thị thông số 3 trục, bầu kẹp mũi, chuôi côn, áo côn. (chỉ kèm theo mốt số máy nhất định)
Chỉ những phụ kiện kèm theo như thế đương nhiên không đủ để bạn có thể sử dụng máy được. Bạn cần trang bị thêm những phụ kiện, dao cụ. để tối ưu khả năng gia công của máy.
Fervi có rất nhiều phụ kiện để thay thế
Phụ kiện tiêu chuẩn cần phải trang bị nếu sử dụng máy phay
- Bộ kẹp phôi 58 chi tiết với bàn máy qua rãnh chữ T (K001.)
- Ê tô gắn bàn máy như ê tô dịch chuyển 2 chiều, ê tô xoay, chia độ. (M011, M530, 0188-xG,.)
- Đầu chia độ (bàn xoay) (D003, D023, T001,.)
- Ụ động có thể điều chỉnh chiều cao (C054, C051, C052,.)
- Bàn máy 2 trục loại nhỏ gắn bàn (T015, T018,.)
- Bàn gá nhỏ loại điều chỉnh góc quay (T004,.)
- Bàn gá phôi loại nam châm (P07x, P770,.)
- Mũi chống tâm (C050,.)
- Áo côn (ống lót) (ST45, ST45-xL)
- Chuôi côn (đuôi côn) (A001)
- Bầu kẹp mũi khoan loại không tay khóa, loại khóa tự động. (M050, M051)
- Bầu kẹp mũi phay (16Ax, 4-, .)
- Chuôi gắn áo collet (3-CM, 3/B/40.)
- Bộ áo collet (PR.)
Trên đây chỉ là những phụ kiện cơ bản cần phải có để sử dụng được máy phay cho gia công. Còn nhiều phụ kiện khác nữa, hãy liên hệ với Titan hoặc truy cập web www.titania.vn/phukienmayphay để có thêm thông tin chi tiết.
Chung quy lại, khi chọn mua máy công cụ mới, bạn cần quan tâm đến nhiều yếu tố, đặc biệt là những yếu tố đã nêu ở trên. Không phải cứ máy mới là sẽ tốt, còn nhiều yếu tố phụ khác ảnh hưởng như chế độ cắt gọt, lựa chọn dao cụ phù hợp hay không, kinh nghiệm người vận hành máy. Để có cái nhìn bao quát hơn, hãy liên hệ với Titan để được tư vấn, hỗ trợ và được cung cấp giải pháp tối ưu chi phí và hiệu quả. Hi vọng qua bài viết này các bạn sẽ có cái nhìn tổng quát khi đi “shopping” máy phay.
Máy phay đứng
Hiển thị tất cả 7 kết quả