Máy đo độ dày lớp phủ trên nền kim loại có từ tính Ferrous hoặc không từ tính Non-Ferrous. Tự động phát hiện tấm nền, độ chính xác cao, bao gồm miếng hiệu chuẩn. Đo bề dày sơn phủ. Đo độ dày lớp si mạ Niken, kẽm, đồng.

Cách chọn máy đo độ dày lớp phủ như thế nào?

Cách đơn giản nhất bạn cần phải biết cái gì phủ lên cái gì là trước tiên. Thường thì phi kim phủ lên kim loại, đây là dạng phổ biến trong đời sống và công nghiệp. Kim loại phủ trên nền kim loại cũng phổ biến không kém. Chẳng hạn Nike phủ trên sắt, đồng phủ trên sắt hoặc kẽm phủ trên thép.

Vật liệu nền bằng gì? Có từ tính hay không có từ tính. Đây cũng là yếu tố quan trọng dẫn đến bạn chọn máy nào trong cả một nùi máy đo bề dày lớp phủ. Tính chất vật lý của tấm nền ảnh hưởng lớn tới phép đo. Chẳng hạn độ dày tấm nền, độ nhám bề mặt trước khi phủ. Để rộng đường hơn, bạn tham khảo thêm dưới đây.

Thang đo lớp phủ, hiểu đơn giản là độ dày maximum bạn có trong chuỗi sản xuất của bạn. Từ đây sẽ cho bạn biết loại máy nào? Cảm biến nào đi kèm với máy thì sẽ phù hợp.

Một điều tối quan trọng là độ chính xác mong muốn. Bạn kỳ vọng sẽ dùng máy có độ chính xác tới bao nhiêu micromet? Càng chính xác sẽ càng đắt tiền, chi phí đầu tư cao. Do vậy bạn chọn loại vừa nhất với yêu cầu kỹ thuật của bạn.

Máy có cảm biến tích hợp hay rời bên ngoài?

Về mặt nhận diện hình dáng bên ngoài, máy chia làm 2 loại. Thêm vào đó, bạn thấy loại nào nhiều nút nhấn thì loại đó nhiều tính năng. Loại ít nút nhấn sẽ mang những tính năng cơ bản nhất, thích hợp cho những người không yêu cầu quá cao và lằng nhằng thông số.

Máy đo bề dày lớp phủ cảm biến tích hợp

Cảm biến gắn liền trên thân máy, bạn chỉ cần dùng một tay cho mọi phép đo. Phù hợp cho những không gian đủ lớn và bạn không cần theo dõi trực tiếp quá trình ổn định phép đo. Tấm nền lớn, thoải mái trong việc đặt cảm biến trên bề mặt.

Cảm biến tích hợp có kích thước lớn hay diện tích tiếp xúc lớn. Dễ định vị và ổn định trong quá trình đo. Máy thiết kế nhỏ gọn, bỏ túi áo/quần được và không lằng nhằng dây điện. Chi phí thấp, hữu dụng trong môi trường kiểm tra sản phẩm đầu cuối hoặc 1 khâu nào đó trong sx công nghiệp.

Nhược điểm của dòng này là đầu đo bạn không tự thay được nếu có hỏng hóc xảy ra. Do mọi thứ hàn dính trên bo mạch nên việc thay đầu đo không hề đơn giản với dân không chuyên. Khi thay bạn cũng cần phải hiệu chuẩn cho đầu đo, tiếc rằng việc hiệu chỉnh đó cần phải có thiết bị chuyên dụng.

Máy đo độ dày lớp phủ cảm biến rời

Dễ nhận biết vì máy có phần thân hay bộ chỉ thị gắn với đầu đo bằng 1 sợi dây. Ngay cả loại nhìn thấy như thế nó cũng chia nhỏ thành 2 loại. Đầu dây cảm biến hàn chết trên bo mạch và đầu cảm biến có đầu kết nối dạng jack cắm.

Mỗi cảm biến có một thang đo và thích ứng với tấm nền khác nhau. Khi chọn máy này, bạn chọn luôn thang đo cho cảm biến.

Hai loại này thoạt nhìn chúng có vẻ giống nhau nhưng về kỹ thuật, chúng khác nhau đáng kế. Nguyên nhân là vì loại hàn dây chết trên bo, máy và cảm biến luôn đi dính vào nhau (Ví dụ model AC-110C), và giả sử bạn cần thay cảm biến, phải mở thân máy ra và khói nhựa thông bay lên.

Loại cảm biến có jack cắm, cái này siêu linh hoạt, bởi lẽ khi bạn cần thay đầu đo, chỉ việc mua cái khác cắm cái phịch vào máy là dùng được luôn. Thay đổi thang đo của máy, bạn chỉ việc chọn cảm biến khác và đặt hàng. Một thân máy dùng với nhiều đầu đo khác nhau. Máy đo độ dày lớp phủ sơn sẽ tự động nhận biết cảm biến gắn vào máy và chọn chương trình phù hợp cũng như hiệu chuẩn.

Tấm nền chuẩn cho máy đo độ dày sơn phủ

Như ở trên đã đề cập, tấm nền quan trọng vì nó ảnh hưởng tới phép đo. Việc bạn chọn đúng tấm nền về mặt vật liệu đã ok rồi nhưng cần đáp ứng độ dày tối thiểu. Được xem là chuẩn vì nếu bạn đo lớp phủ trên một tấm nền mỏng hơn, kết quả bạn có sẽ không chính xác.

Vì sao nó lại phức xì tạp thế? Có lẽ ta tham khảo thêm ở bài viết khác mang tính hàn lâm hơn bài này.

Nếu bạn chọn máy đo dùng cho nền kim loại có từ tính, trong phụ kiện đi theo bạn sẽ có 1 miến sắt hình vuông hoặc hình thù xinh đẹp nào đó. Bạn dùng nó để hiệu chuẩn cho đầu đo sau một thời gian sử dụng. Kim loại từ tính Ferrous là loại thấy nam châm là cứ xoắn vào, hít lấy hít để.

Nếu bạn chọn máy đo bề dày lớp phủ mạ niken (lớp phủ nói chung) trên nền kim loại phi từ tính (Non-Ferrous), bạn sẽ có 1 miếng nhôm tương tự. Kim loại phi từ tính bạn hiểu đơn giản nó là cục kim loại nhưng thấy nam châm vĩnh cửu thì nó vẫn rửng rưng.

Trường hợp bạn chọn 1 máy cho cả 2 loại nền, FN. Bạn sẽ có cả 2 cục kim loại phía trên. Trước khi đo bạn chỉ cần hiệu chỉnh tương ứng với miếng chuẩn bạn có.

Miếng chuẩn cho máy đo độ dày lớp phủ.

Đây là phụ kiện không thể thiếu với mỗi máy đo lớp phủ. Người này nói cái này dày bi nhiêu, cái kia dày bấy nhiêu. Cái này mới là chuẩn, cái kia dởm òm, sẽ dẫn đến một cuộc tranh luận mãi không ngừng. Vì ai cũng có vẻ đúng cả. Vậy miếng chuẩn độ dày nó như một ông trọng tài phân xử 2 luồng nhận định trên.

Titania sản xuất sẵn miếng có độ dày chuẩn, độ chính xác cực cao và ít bị biến dạng ở nhiệt độ thông thường. Mỗi máy sẽ có một vài độ dày chuẩn khác nhau đi kèm. Trên đó sẽ chi trị số tương ứng với miếng đó. Bạn chỉ việc dùng và so sánh.

Khi hiệu chuẩn cho máy đo độ dày lớp phủ, miếng này sẽ được lôi ra dùng. Bạn hiệu chuẩn máy với miếng nhựa này sao cho trị số hiển thị với dung sai cho phép gần nhất là ok. Máy đưa vào sử dụng được.

Phụ kiện kết nối cho máy đo bề dày lớp phủ

Ngày nay chuẩn kết nối không dây trở nên phổ biến, nó cũng thâm nhập vào máy đo cầm tay. Máy đo độ dày sơn phủ cũng có chuẩn kết nối không dây Bluetooth, wifi ở một vài model. Việc kết nối với thiết bị ngoài qua chuẩn không dây giúp các bên thứ 3 có thể sử dụng kết quả đo cho những mục đích và tiện ích khác nhau. Mang tính đặc thù nào đó.

Tuy nhiên việc hoài cổ vẫn được đáp ứng, nếu bạn muốn kết nối hữu tuyến, phụ kiện cáp nối USB sẽ cần phải chọn ngay khi đặt mua máy. Chi phí cho nó thì rẻ bèo, bạn không phải lăn tăn về nó quá nhiều. Cáp USB bạn cũng có thể mua mọi nơi, miễn đầu nối đúng chuẩn là ok con gà đen. Cắm cái phịch là dữ liệu bơm qua ào ào.

Hiển thị kết quả duy nhất