Cờ lê thủy lực hay đơn giản hơn là một thiết bị chuyên dụng để xiết bulong đai ốc có kích thước lớn. Dẫn động bằng nguồn dầu hay chất lỏng. Nguyên lý hoàn toàn dự trên hình thước chuyển đổi từ chuyển động tịnh tiến sang chuyển động quay. Lực momen sinh ra tỷ lệ với áp suất tác động vào cơ cấu vặn ốc.

Nguyên lý hoạt động của thiết bị xiết ốc bằng thủy lực rất đơn giản nếu bạn nắm chắc định luật Pascal. Sâu xa hơn là cơ học chất lỏng nhưng những thứ hàn lâm này sẽ không được bàn thảo ở đây. Chúng ta nhắm ngay vào phương pháp để chọn được một hệ thống đáp ứng với nhu cầu sử dụng.

Cờ lê thủy lực có bao nhiêu loại?

Chỉ có 2 loại cơ bản nhất, nếu có loại khác cũng chỉ là biến tấu chút ít để phù hợp với công việc đặc thù. Vậy 2 loại đó là những gì? Ta có thể thấy ngay là loại dùng với socket hay đầu khẩu (tuýp) rời. Loại còn lại tháo lắp đầu lục lăng loại mỏng, dùng cho các không gian hẹp. Dưới đây là hình ảnh tiêu biểu của 2 loại cờ lê thủy lực.

Máy xiết ốc bằng thủy lực - Alktronic Germany Cờ lê thủy lực đầu vuông 3/4-inch - Alkitronic Germany
Hình 1: Loại mỏng – Low Profile Hình 2: Loại đầu vuông, dùng với đầu tuýp, socket

Khác nhau cơ bản của 2 loại này chính là không gian vận hành. Giống nhau là cùng dùng một loại bơm thủy lực có áp suất 700 bar. Loại mỏng ở hình trên được cấu thành từ 2 bộ phận, bạn đọc thêm ở dưới đây chúng tôi có diễn giải chi tiết. Loại đầu vuông, thực ra là loại dùng chung với socket có lỗ vuông tương ứng. Vì thế gọi là loại đầu vuông. Thiết bị xiết bulong bằng thủy lực này có chi phí thấp hơn loại Low-profile nếu xét trên phương diện cùng xiết 1 size ốc và không gian là bao la bát ngát.

Cấu tạo của đầu xiết ốc bằng thủy lực

Linh hồn của cờ lê thủy lực vẫn là một xylanh 2 chiều, vì thế bạn thấy nó lòi ra 2 cái đầu khớp nối nhanh ở hình trên. Một đường dầu đi, 1 đường về. Piston chuyển động tịnh tiến lên xuống, thò thụt và cơ cấu nhông bên trong đảm nhiệm phần việc còn lại. Chuyển động tịnh tiến biến thành chuyển động quay, và vì tích hợp nhỏ bé thế kia, xyanh có hành trình rất ngắn. Đó là lý do tại sao khi vận hành bạn nghe thấy tiếng máy bơm chạy cạch cạch rồi lại phải hồi về. Giống như bạn xay cái cối xay gạo thuở xưa vậy.

Đây chính là phần sinh ra lực xiết monen. Tiếng Anh sẽ gọi cơ cấu này là Hydraulic Unit. Phần này thường tách rời hoàn toàn với cơ phận ăn khớp trực tiếp với bulong đai ốc. Với 2 hình ở trên, cục bên tay phải là đơn giản hơn cả. Vì mọi thứ được nhét hết vào cục sắt đó. Vạn cho size ốc nào thì bạn chỉ cần lấy socket (đầu chụp) tương ứng là xong. Nhưng cục bên tay phải thì có chút rắc rối xảy ra.

Cờ lê thủy lực loại mỏng chính là hình bên trái ở trên. Thứ mà bạn nhìn thấy nó đó là 2 cơ phận đã được ghép nối với nhau. Phần phía trên là Hydraulic Unit, phần có cái lỗ 6 cạnh cân xứng kia là Ratchet Link hay đầu nối lục lăng.

Để có hình ảnh xinh đẹp như ở trên, bạn cần hiểu rằng nó được ghép nối từ 2 cục như minh họa dưới đây.

Ratchet Link đầu lục lăng cho cờ lê thủy lực. Đầu xiết thủy lực loại mỏng Ghép nối hoàn chỉnh cờ lê thủy lực mỏng
Ratchet Link Hydraulic Unit Low-Profile hydraulic torque Wrench.

Vậy để chọn cho đầy đủ và đảm bảo rằng bạn dùng được đối với loại này thì bạn cần xác định momen xoắn cực đại trước. Có momen xoắn cực đại, bạn chọn được đầu thủy lực Hydraulic Unit. Sau đó bạn cần xiết cho bulong hay size ốc nào thì bạn chọn Ratchet Link có kích cỡ tương ứng. Hợp lại thành một khối hoàn chỉnh như hình xinh đẹp phía trên.

Ghi chú cho thiết bị xiết ốc bằng thủy lực loại Low-profile

Ta dùng nhiều thời gian để bàn luận về đầu xiết ốc loại mỏng này một chút. Lý do là vì kinh phí đầu tư cho 1 size ốc với Ratchet Link không hề nhỏ, nếu so sánh với 1 đầu chụp socket khi kết hợp với đầu ở hình 2. Loại này nếu chọn lựa theo tiêu chí giá rẻ, rất dễ mắc những sai lầm không được cảnh báo trước. Phần vì người bán mà không thực sự hiểu sâu về nó, phần vì trao đổi thông tin với người có nhu cầu không sáng tỏ ngay từ đầu.

Nguyên nhân chủ yếu là:

  1. Bạn đã không đọc bản vẽ thiết kế khu vực xiết ốc hay không gian xung quanh và khoản cách các đai ốc với nhau và với chính mặt bích. Vì thế có thể bạn sẽ không gắn đầu xiết này vào được, vì kích thước quá lớn. Bận cần phải có bản vẽ trước khi quyết định cấu hình sẽ ra sao.
  2. Vì giá thành của 1 phần tử Ratchet Link khá cao. Nhà sản xuất thường có thêm phụ kiện là Reducer, để bạn nhét nó vào trong lục lăng kia, xiết cho con ốc nhỏ hơn. Và nếu bạn không để ý đến độ dày mỏng của Reducer, nó sẽ bể khi lực xiết quá lớn. Nếu không may, bạn còn không thể nhét nó vào đầu ốc để mà xiết. Vì cờ lê thủy lực loại này dùng cho không gian hẹp, sự lạm dụng reducer sẽ dẫn đến các vấn đề trên.
  3. Chèn quá nhiều reducer và khoảng giật xuống quá nhỏ. Chêm quá nhiều size ốc vào một đầu thủy lực Hydraulic Unit.

Reducer là gì? Đầu giảm hay vòng giảm.

Đầu này khá tiện ích khi nó giúp bạn tiết kiệm chi phí đầu tư. Nhưng cần tuân theo khuyến cáo của nhà sản xuất vì nó mỏng quá sẽ dễ bể, nó dày quá sẽ không còn không gian để nhét cả cờ lê thủy lực vào vùng thao tác.

Ghép nối với reducer cho cờ lê thủy lực.

Hình trên cho bạn cái nhìn tổng quan kích thước vật lý cần quan tâm của cụm này. Những kích thước này cần phù hợp với không gian của mặt bulong đai ốc cần xiết. Xem hình dưới đây rồi ta bàn tiếp.

bản vẽ mặt bích cần có khi chọn cờ lê thủy lực bulong đai ốc cần xiết bằng cờ lê thủy lực.

Từ hình trên, bạn cần quan tâm đến 2 kích thước a và b. Rất dễ nhận thấy nó liên đới trực tiếp đến Ratchet Link và Hydraulic Unit. Các kích thước vật lý bạn cần khảo sát kỹ lưỡng trước khi quyết định sẽ dùng loại nào và nếu có chèn Reducer thì nên chèn từ đâu đến đâu cho phù hợp.

Cách giảm chi phí bằng đầu nêm reducer này được hiểu như sau: Giả xử bạn có 1 Ratchet Link với lỗ lục giác kia là 85mm. Điều này có nghĩa bạn chỉ xiết được cho size ốc 85mm mà thôi. Nếu dùng cho size 80mm, bạn cần đến 1 đầu Ratchet Link tương ứng size 80mm nữa. Và giá thành nó rất đắt. Giải pháp chèn reducer vào để giật từ size 85mm xuống 80mm thường được chọn vì 1 cái reducer này rất rẻ so với ratchet link.

Vấn đề nảy sinh là 85 – 80 = 5mm chia đều cho 2 thành của miếng nêm, nên nó còn dày chỉ 2,5mm. Và với momen xoắn lớn, nó sẽ bể miếng nêm. Nhà sản xuất thường khuyến cáo bạn nên chọn sao cho độ dày từ 5mm trở lên sẽ an toàn hơn. Có nghĩa rằng size 85mm thì nên giật về size 75mm.

Vậy khi giật xuống tận 65mm thì có được không? Sẽ không có câu trả lời thỏa đáng nếu bạn chưa biết bản vẽ không qian xung quanh. Và kích thước a, b ở trên kia có còn đủ để đưa cờ lê thủy lực vào hay không?

(còn tiếp)

Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.